Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

CCTT CON SẼ LÀ MỘT THANH NIÊN TỐT


CON SẼ LÀ MỘT THANH NIÊN TỐT

NHÂN VẬT:
Hùng: 20 tuổi, rớt tú tài, ăn chơi lêu lỏng
Thắng: 20 tuổi bạn Hùng, cũng lêu lỏng
Hiền:  bí thư xã đoàn     
Bà hai: mẹ Hùng, nội trợ, cưng chìu con cái
Ông hai: ba Hùng, làm việc ở tỉnh, lâu lâu mới về gia đình

Ông hai:      bà nè, thằng Hùng con của mình năm nay nhiêu tuổi rồi?
Bà hai:       ngộ à, tuổi con mình mà ông hỏng biết là sao?
Ông hai:     tui biết chứ, nhưng tui hỏi bà thử xem coi. Hơn 20 tuổi rồi mà bà cứ cưng chìu nó riết thành quen, lớn tần ngần như thế mà chưa biết suy nghĩ gì cho tương lai, cái gì cũng ỷ lại cha mẹ. Từ lúc mà nó thi rớt tốt nghiệp đến giờ gần 2 năm rồi mà cứ lêu lõng hỏng kiếm công việc hay nghề nghiệp gì học hế trơn đó.
Bà hai:       thì cũng tại ông, lúc đó tui kêu ông chạy chọt lo cho nó cái bằng tốt nghiệp phổ thông để nó thi vào đại học mà ông hỏng chịu lo. Bây giờ trách ai
Ông hai:     ngộ à nghe, học hỏng nổi, thi cũng chẳng xong mà bà kêu tui mua bằng. tui thí dụ như nếu lo được cái bằng tú tài lỡ như nó thi đại học đậu đi thì liệu nó có học nổi hông?
Bà hai:       ôi, thời buổi bây giờ hơi đâu ông lo, có tiền là muốn học cái gì cũng được. Nó hỏng vào chính quy được thì học tại chức. mà tui nghĩ tại chức bây giờ có cần học hành gì đâu, chỉ cần đóng tiền, rủ mấy ông thầy đi nhậu nhẹt là qua tuốt tuồn tuột. Nhà mình giàu lo gì mấy cái chuyện đó
Ông hai:     bởi có những suy nghĩ như bà mà xã hội này hỏng có phát triển được. tui là tui hỏng thích cái kiểu gian dối như thế. Năng lực tới đâu thì cho học tới đó. Nó rớt tú tài thì cho thi vào trung cấp nghề.
Bà hai:       học trung cấp nghề, bộ ông định cho nó làm công nhân suốt đời hả. Có bằng đại học mới làm được ông này ông nọ chứ
Ông hai:     ở đó mà mơ mộng. tui thấy thằng con mình cái gì cũng hỏng có biết, chỉ giỏi nhậu nhẹt ăn chơi.
Bà hai:       ủa sao ông biết nó nhậu nhẹt ăn chơi, ông làm việc trên tỉnh suốt, cuối tuần mới về.
Ông hai:     bộ hỏng ở nhà nên hỏng biết chuyện của con cái sao? Tui có vệ tin chứ bộ. Mà cũng tại bà cứ cho tiền tiêu xài nó nhiều nên đâm ra hư hỏng đó. Tui nói sống mà như nó thì có ngày ….
Bà hai:       có ngày cái gì? Ông nói chuyện gỡ không à. Nó đâu có hư hỏng đâu mà ông lo
Ông hai:     ừ hỏng hư hỏng đâu mà hồi tối hôm qua con Hiền con bà Bảy qua nhà nói rất nhiều chuyện về nó
Bà hai:       con mình mà mình hỏng tin tưởng, hơi đâu ông tin tưởng thiên hạ
Ông hai:     bà thì lúc nào cũng cho là cách giáo dục con cái đúng  không à, hỏng chịu nghe người khác góp ý. Mà bà quản lý thời gian con mình được bao nhiêu tiếng mỗi ngày,
Bà hai:       ờ thì ….
Ông hai:     thì cái gì, buổi tối chín mười giờ gì nó mới về, sáng thì 8 giờ là đi ra khỏi nhà rồi. Những giờ nó ở ngoài đường bà có biết nó làm chuyện gì hông?
Bà hai:       ờ …. ờ ….thì tui …..
Ông hai:     hỏng biết chứ gì, vậy cũng bài đặt. Tui nói bà phải kiểm điểm lại mình và quản lý chặt tài chính của con mình.
Bà hai:       vậy có thiệt con mình hư rồi hông ông? Vậy thì mình phải làm sao bây giờ ….
Ông hai:     bây giờ mới biết lo rồi phải hông? Hư thì cho nó hư luôn, chứ lo cái gì
Bà hai:       thôi mà ông, có cha mẹ nào muốn con mình hư đâu ông. Chỉ tại tui hỏng biết cách giáo dục con, tui nhận lỗi. bây giờ mình phải làm sao để nó sữa hả ông
Ông hai:     tui có nhờ con Hiền giúp đỡ rồi. Con Hiền là bí thư xã đoàn, nó hứa sẽ cùng các bạn trong xã đoàn tìm cách vận động con mình thoát khỏi những thói hư tật xấu
Bà hai:       vậy hả ông, trông cây nhờ nó.
Tiếng chuông điện thoại reng
Ông hai:     nè, nó điện thoại lại nè, chắc có chuyện gì rồi. để tui nghe coi
                   Alo …. Cháu đó hả ….. sao? Con của bác đang ở quán nhậu bình dân hả? …. ừ địa chỉ ở đâu, để bác đến ….. rồi chừng 30 phút nữa bác tới
Bà hai:       nó nhậu hả ông?
Ông hai:     ừ, nghe nói nó mới thắng cá độ gì đó đang nhậu với bạn. Bà thay đồ đi tui với bà đến đó liền nè
Bà hai:       trời ơi con với cái, lại còn cá độ nữa, để tui mặc cái áo khoát vô cái đã

                   Nhạc cắt

Hùng:         dzô đi bạn Thắng, tui nói bạn rồi, phải bạn nghe lời tui là ăn đâm luôn rồi thấy hông?
Thắng:        tui có biết gì đâu, tại lần đầu tham gia cá độ nên hỏng dám chơi nhiều ?
Hùng:         có chuyên gia cá độ như tui bảo kê thì bạn khỏi lo đi
Thắng:        mà bạn Hùng nè, bạn cá cược bao nhiêu vậy?
Hùng:         có nhiêu đâu 5 chai à!
Thắng:        là bao nhiêu? Tui hỏng hiểu
Hùng:         thì là 5 triệu chứ nhiêu, sao bạn của tui hiểu biết kém thế. Dân chơi phải biết các tiếng lóng chứ.
Thắng:        trời, bạn chơi gì dữ vậy?
Hùng:         đó là con số nhỏ thôi, mấy cái trận tui chắc ăn tui còn cá gấp 2 gấp 3 lần số tiền này. Thôi, dzô cái nữa nè …. hôm nay mình chơi xã láng luôn. Lân lân đi rồi mình đi chỗ mát mẽ nữa
Thắng:        chỗ mát mẻ là chỗ nào?
Hùng:         thì chỗ có em út phục vụ đó. Đảm bảo bạn vô rồi sẽ ghiền luôn, toàn những em mới lớn, lại xinh gái không à
Thắng:        có mấy vụ này nữa hả?
Hùng:         ừ, cuộc sống có cái gì vui lạ mình nên thử. bạn là  bạn của tui thì ok, có cái gì hay tui sẽ dành cho bạn 1 vé đó
Thắng:        cám ơn bạn trước nghe. Ê nãy giờ bạn có để ý con nhỏ ngồi phía bên kia hông? Nó cứ nhìn qua đây hoài à. Cũng xinh đó, hình như nó nhìn tui thì phải
Hùng:         hỏng phải đâu, nó đang để ý tui đó. Nó để ý từ lúc tui đi tollec ra, hồi nãy nó còn cười với tui nữa đó.
Thắng:        hỏng dám đâu, tui thấy nó khoái tui chứ bộ, nó lén nhìn tui nữa kìa.
Hùng:         ê cái gì cái nghe, con nhỏ này là của tao, đừng có rớ vô coi chừng ăn đòn à nghe.
Thắng:        của trời cho chứ đâu phải của riêng ai. Có giỏi thì cạnh tranh công bằng, ai quen được thì thuộc về người ấy
Hùng:         hỏng dám đâu, cái gì mà thằng Hùng này để ý thì đừng có mong ai giành được. bây giờ đọ sức, ai thắng sẽ được quyền cua con nhỏ ấy
Thắng:        đánh nhau thì đánh, thằng Thắng này có sợ ai đâu nào?
Hiền (bước lại gần):     2 anh gì đó ơi khoan đánh nhau, có gì thì nói cho xong chứ bạn bè ai lại giải quyết bằng vũ lực thế hả?
Hùng:         hỏng có gì đâu cô em dễ thương, tụi anh thử tài với nhau coi ai hơn thì sẽ được phép làm quen em đó
Hiền:          có phải vậy hông, hay là nhậu say rồi hỏng có chuyện gì làm định quậy hả mấy ông tướng.
Thắng:        làm gì có, tại 2 anh phải lòng công em rồi. Phải chi ở đây có đến 2 cô bé xinh xắn giống như em thì tụi anh đâu có tranh dành làm gì?
Hiền:          thiệt hông đó, tui nghe đâu ông Hùng nổi tiếng khắp xóm lắm à
Hùng:         chà chà, biết tên anh nữa à. Mà anh nổi tiếng cái chuyện gì vậy cô em
Hiền:          thì nổi tiếng là người ăn chơi chứ còn gì nữa
Thắng:        chết bạn tui chưa, tiếng thơm hỏng lan truyền mà lan truyền tiếng xấu. bị mất điểm rồi nhé bạn.
Hiền:          còn anh là Thắng con cô năm bán bánh xèo ở chợ phải hông?
Thắng:        sao em biết tên anh hay vậy?
Hiền:          có gì đâu mà hỏng biết, những thanh niên ở xã này em đều biết hết trơn đó. Hiện giờ anh cũng đang lêu lỏng hỏng có nghề nghiệp gì hết trơn thì làm sao mà là chổ dựa cho mấy đứa con gái. Làm sao con gái nào dám yêu anh
Hùng:         thua luôn rồi hé anh bạn, bị biết tổng rồi hé. Vậy thì cô em nè, cô em thích ai trong 2 anh
Hiền:          em hỏng thích ai hết, một người chỉ biết xài tiền phun phí cho mấy trò ăn chơi, nhậu nhẹt, thậm chí cò cá độ bóng đá, hỏng biết lo cho tương lai. Còn một người suốt ngày chỉ biết la cà mấy quán cà phê, bida, lại còn tập tành các thói hư tật xấu hỏng biết kiếm công ăn việc làm phụ giúp gia đình.
Thắng:        trời, phủ phàng vậy sao em. Em phải chọn một trong 2 anh chứ, có gì em nói tụi anh thay đổi mà.
Hiền:          có thiệt là tụi anh vì một người con gái mà thay đổi hông? Chỉ biết nói suôn, hỏng có tin đâu. Em biết mấy anh chỉ giỏi được có cái miệng dẻo đeo để cua gái không à.
Hùng:         thiệt mà em, nếu tụi anh yêu ai là yêu hết mình, chuyện gì mà người yêu nói tụi anh cũng làm được cả phải hông Thắng
Thắng:        đúng đó, tụi anh hỏng có hư hỏng như em nghĩ đâu.
Hiền:          thiệt là tụi anh làm được? Nếu vậy thì tụi anh bớt đi chơi, tập trung kiếm cái nghề gì để học, để có tương lai như người ta được không?
Hùng:         được chứ, hỏng có chuyện gì làm khó được thằng Hùng này đâu cô em gái ạ
Hiền:          còn anh Thắng nghĩ sao?
Thắng:        anh cũng làm được chứ, nhưng mà …..
Hùng:         nhưng mà sợ thua tui, hỏng cua được cô em gái này chứ gì ?
Hiền:          Các anh mà quyết tâm sửa đổi học hành những thứ tốt, lại có việc làm có thu nhập thì lúc đó có cả khối con gái theo lo gì? Nói thêm bí mật này cho mấy anh biết là em cũng còn 1 đứa em giống em nữa đó
Thắng:        trời, vậy hả? vậy thì tụi anh hứa với em là sẽ quyết tâm làm lại con người mới phải hông Hùng?
Hùng:         đồng ý cả 2 tay luôn
Ông hai:     nói suôn hỏng có gì xác nhận, lỡ như sau này quay lại con đường cũ thì sao?
Hùng:         ủa ba, mẹ ba mẹ đến hồi nào vậy …. Con …. Con ….
Thắng:        con chào 2 bác
Bà hai:       Quá lắm rồi hé con. Mẹ thương con biết bao nhiêu, cứ nghĩ con thiếu hụt tiền xài cứ cho tiền hoài. Ai dè con lại đâm đầu vào mấy trò cá độ lại nhậu nhẹt nữa. thiệt là con với cái. Tại sao vậy hả con ?
Ông hai:     bình tỉnh lại nào bà, ở đây là quán xá của người ta, có gì từ từ về nhà dạy nó.
Hiền:          đúng đó 2 bác, có gì thì uốn nắn từ từ, tụi con cũng sẽ giúp đỡ Hùng. Các thanh niên như Hùng với Thắng đây không đến nỗi nào không cứu chữa được, hai bác cứ tin tưởng vào tụi con 
Thắng:        ủa, vậy nãy giờ em là ai
Hiền:          xin giới thiệu với 2 anh, em tên Hiền, là bí thư xã đoàn mình. Em có nhiệm vụ là đến để tìm hiểu hoàn cảnh và giúp đỡ 2 anh trở thành những thanh niên tốt, giúp ích cho xã hội
Hùng:         vậy thì nãy giờ cái chuyện em hứa với 2 anh là thật hay giã
Hiền:          thật chứ, nếu như 2 anh làm được thì em cũng sẽ giữ lời hứa
Ông hai:     Hiền có gặp ba mấy hôm trước và nói chuyện rất nhiều về con, cho nên ba mẹ mới biết những thói hư tật xấu của con lúc này.
Bà hai:       Người ta biết con hư hỏng, người ta cũng chịu bỏ công, bỏ sức để giúp đỡ con. Sao bây giở con biết lỗi của mình chưa ?
Hùng:         dạ con biết lỗi rồi. con hứa sẽ sữa đổi trở thành một thanh niên tốt, hữu ích cho xã hội.
Ông hai:     nói suôn không à? Cháu Hiền này, cháu có công việc gì để cho thằng Hùng nhà bác làm để chứng tỏ nó thay đổi làm lại con người mới
Hiền:          dạ có chứ 2 bác, có dự định kêu Hùng và Thắng vào đội quân tình nguyện đi tuyên truyền vận động và lao động giúp bà con trong xã nhân tháng thanh niên này nè
Thắng:        hả, tuyên truyền vận động, lao động là làm những việc gì? Cò nặng nhọc không?
Hiền:          mới hứa đó mà chưa gì đã than rồi. tuyên truyền vận động bà con bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn giao thông vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch cúm gia cầm. Còn lao động giúp dân như mình tham gia làm vệ sinh đường, đắp lộ nông thôn, cất nhà tình bạn hay hiến máu nhân đạo.
Hùng:         chà phải làm nhiều việc như vậy đó hả
Hiền:          chứ sao? Là thanh niên thì phải cống hiến sức khỏe để làm nhiều việc cho xã hội. coi vậy chứ nhiều người cùng làm thì Hùng và Thắng cũng sẽ thấy vui mà hỏng thấy mệt đâu.
Ông hai:     vậy thì còn chần chờ gì, cháu còn hỏng lấy tờ cam kết cho thằng Hùng nhà bác ký. Bác giao quyền cho cháu giúp con bác đó
Bà hai:       nhưng liệu sức khỏe của con mình có làm nổi hông?
Ông hai:     bà lo chi cho xa, có dãi nắng dầm mưa mới là điều kiện rèn luyện sức khỏe tốt đó
Hiền:          hai bác khỏi lo, tụi con biết làm thế nào, chỉ sợ lòng của Hùng hỏng bền, chịu đựng được vài ngày rồi rút lui thôi.
Hùng:         hỏng dám rút lui đâu, chuyện nào mà thằng Hùng này muốn làm là phải làm tới cùng, làm cho bằng được. kể cả chinh phục trái tim người yêu
Thắng:        ủa, bạn  nói vậy, rồi bạn bỏ quên tui rồi hả? có gì thì 2 thằng cùng tiến chứ
Hiền:          mà nè, 2 anh cũng phải tìm cái gì để học, nếu học tiếp thì đăng ký học hệ bổ túc bên trung tâm giáo dục thường xuyên, còn muốn học nghề thì em sẽ liên hệ trường trung cấp nghề dân tộc nội trú cho 2 anh đăng ký
Bà hai:       ừ, cái vụ này được đó các cháu.
Ông hai:     sao Hùng, con cũng nên suy nghĩ cho tương lai của mình chứ
Hùng:         học văn hóa thì anh hỏng có hứng thú học, còn nghề thì anh khoái nghề điện lạnh
Thắng:        ừ, em lo sẳn lo cho anh luôn đi, có gì 2 thằng học chung sẽ dễ dàng hơn phải hông Hùng
Hiền:          vậy thì để em liên hệ, cũng gần có khóa học mới rồi
Ông hai:     thiệt là bác cám ơn cháu nhiều lắm
Hiền:          hỏng có gì đâu bác, đây là trách nhiệm của những đoàn viên thanh niên như tụi cháu
                  
                   Châu Phong (Đài TT Tri Tôn – AG)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Tri tôn tổ chức hội thi phái nam vào bếp

Chào mừng kỷ niệm 102 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1972 năm khởi nghĩa 2 bà trưng, chiều ngày 6/3/2012 hội liên hiệp phụ nữ kết hợp cùng liên đoàn lao động huyện Tri Tôn tổ chức hội thi ẩm thực phái nam vào bếp. có 41 đơn vị gồm công đoàn cơ sở các ngành đoàn thể huyện và hội phụ nữ 15 xã thị trấn. Mội đội gồm 4 người, 2 thành viên nam tham gia nấu ăn và 2 thành viên còn lại tham gia phần thi hiểu ý đồng đội. Phần thi nấu ăn các đầu bếp phải chế biến bữa cơm có đầy đủ chất dinh dưỡng cho 5 người ăn, trong này có món ăn chính và món trán miệng. Mặc dù là phái nam nhưng các đầu bếp cũng thể hiện sự am hiểu cách chế biến món ăn từ đơn giản là bữa cơm gia đình đến các món dùng để đãi tiệc, từ các món ăn dân dã đậm chất phương nam đến các món ăn cầu kỳ. Ngoài ra các đội cũng phải thuyết trình về cách chế biến và tác dụng của món ăn. Phần hiểu ý đồng đội với hình thức 1 thành viên bắt thăm 3 từ và dung hành động lời nói gợi ý cho thành viên còn lại đón từ.
Kết quả giải nhất thuộc về 2 đơn vị công an huyện và xã Lương Phi. Đây là sân chơi giúp cán bộ hội viên giao lưu, giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc. Đồng thời là dịp để nam công nhân viên chức lao động tìm hiểu và chia sẽ công việc nội trợ với người phụ nữ và phát động phong trào nam giỏi việc nước chia sẻ việc nhà sâu rộng trong toàn thể người lao động Tri Tôn
Dịp này liên đoàn lao động tỉnh An Giang cũng đã trao cờ thi đua suất sắc phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà năm 2011 của tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho liên đoàn lao động huyện Tri Tôn






Châu Phong (Tri Tôn)

Tri Tôn nhiều hoạt động mừng 8/3

Lập thành tích chào mừng đại hội phụ nữ toàn quốc, ngày 8/3/2012 hội phụ nữ xã Lạc Quới kết hợp cùng hội phụ nữ huyện Tri tôn trao 2 xuất học bổng cho  em Võ Thị Phấn và Lê Thị Ngọc Thuận, học sinh trường THCS Lạc Quới, cả 2 em gia đình khó khăn, ngoài thời gian học các em còn phụ tiếp gia đình mót lúa hay cắt lúa mướn. Mỗi xuất gồm 500 ngàn đồng tiền mặt và 1 chiếc xe đạp, tổng kinh phí 4 triệu đồng do 1 số mạnh thường quân và hội viên phụ nữ đóng góp.
Được biết hưởng ứng công trình thi đua đặc biệt hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo năm 2012 do trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động và chào mừng 102 năm quốc tế phụ nữ, trong tháng 3 này hội phụ nữ huyện đã trao 7 xuất học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học ở các xã Lương Phi, Lê Trì, Lạc Quới, với tổng số tiền 14 triệu đồng. Vận động được 4 mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, mỗi mái ấm 30 triệu đồng. Giúp 2 hội viên phụ nữ xã Ô Lâm mua sắm vật dụng buôn bán nhỏ. Ngoài ra 16 hội phụ nữ cơ sở  cũng cho các phụ nữ vui chơi giải trí như họp mặt hái hoa dân chủ, giao lưu văn nghệ, hội thi nấu ăn, gánh hàng rong, trò chơi dân gian. Thời gian tới hội phụ nữ huyện Tri tôn sẽ tiếp tục hỗ trợ 2 xe Honda, 2 xe nước mía và 2 mái ấm tình thương cho hội viên có nhu cầu

Châu Phong (Tri Tôn)

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Năm 2011 Tri Tôn có 1684 hộ thoát nghèo

Bằng nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào nghèo như quyết định 134, 135, 74, 167, 102, 471, 32 của chính phủ, đề án 25 của UBND tỉnh vay vốn tín dụng, cấp giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ phương tiện sản xuất, đào tạo nghề, nhà ở, giải quyết việc làm, các chế độ về giáo dục, y tế, nhằm tạo điều kiện cho mọi người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tốt nhất. trong năm 2011 tòan huyện Tri Tôn có 1.684 hộ thóat nghèo. Tuy nhiên do sản xuất không hiệu quả, một số hộ chưa chí thú làm ăn, ảnh hưởng của vật giá leo thanh, nên số hộ phát sinh nghèo mới cũng tăng lên 707 hộ. Theo điều tra của phòng lao động thương binh xã hội huyện tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu năm 2012 của huyện Tri Tôn là 6.796 hộ, chiếm 20,77%. Trong này có 2.745 hộ dân tộc khmer. Nhìn chung 15/15 xã đều có số hộ nghèo, đặc biệt cao nhất là xã Ô Lâm có 940 hộ, Châu Lăng 679 hộ, Cô Tô, Núi Tô trên 500 hộ.  Xã Lạc Quới có số hộ nghèo thấp nhất huyện 96 hộ. Riêng tòan huyện còn 2.699 hộ cận nghèo có nguy cơ phát sinh nghèo nếu các chính sách hỗ trợ thiếu đầu tư quan tâm những hộ này.
          Để giữ mức giảm nghèo 4%, năm 2012 huyện Tri Tôn tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức người dân tự thân vươn lên. Rà soát nhu cầu của hộ nghèo để có những chính sách hỗ trợ kịp thời, đảm bảo tới tay người thụ hưởng. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện hỗ trợ y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội, cứu trợ đột xuất thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn không để người dân chịu đói khổ.

Châu Phong

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

học sinh khmer tri tôn đào dế


Học sinh khmer huyện Tri tôn đào dế bắp

  
Hiện nay tranh thủ ngoài giờ học, thời gian rảnh một số học sinh khmer các xã Núi Tô, Ô Lâm, An Tức (huyện Tri Tôn, An Giang) tham gia đào dế bắp. Với giá bỏ mối mỗi con 500 đồng thì một buổi ít nhất mỗi em đào được 50 con dế, có thề kiếm thu nhập 25 ngàn đồng.
Em Chau Nhanh học sinh lớp 4 trường tiểu học B Núi Tô cho biết mỗi ngày bình quân em đào được 40 đến 50 con dế. Có khi đào được con rít thì bán lại mỗi con 2000 đến 5.000 đồng tùy nhỏ hay lớn. Số tiền kiếm được để dành mua sách vỡ cho việc học tập.
 
Còn em Neáng Đuôl  học sinh lớp 8A3 trường THCS thị trấn Tri Tôn cho hay, nếu như trời nắng, tranh thủ buổi sáng chủ nhật chịu khó vào các khu đất bỏ trống, đất rẫy đất tơi xốp, hay khu vực hoa màu đã thu hoạch, thì cũng kiếm được trên 100 con, cho thu nhập 60 ngàn đồng là rất dễ dàng.
Mùa đào dế bắp ở Tri Tôn thường bắt đầu vào đầu tháng 9 và kết thúc tháng 12 dương lịch hàng năm. Dế bắp được cư dân địa phương thu mua rồi bán lại cho các quán ăn trên địa bàn thị trấn Tri Tôn và các xã lân cận.

Châu Phong

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI THẦY


“Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vào dịp chúc tết các thầy, các cô nhân ngày Nhà giáo Viêt Nam 20-11.
Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam chính là dịp quan trọng nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình. Chính vì thế mà vào những ngày này từ phụ huynh cho đến học sinh và cả những người đã qua cái thời cắp sách hàng chục năm trời lại tất bật chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để dành tặng các thầy các cô- những người đã dìu dắt chúng ta vượt qua bao chông gai, thử thách để vươn lên giữa dòng đời.
Ngoài những bó hoa tươi, những món quà nhỏ, những tấm bưu thiếp xinh xắn còn rất nhiều cách để chúng ta bày tỏ lòng mình như sáng tác thơ, truyện hay gửi những bức thư dạt dào cảm xúc đến những người thầy , ngươi cô ở xa không thể vể thăm...
Nhưng có lẽ có một cách biểu hiện tuy không mới mẻ, độc đáo nhưng lại ẩn chứa đầy ý nghĩa và chỉ những ai có cái tâm hướng về những người thầy thực sự thì mới thể hiện thành công. Đó là những vở kịch mang tính nhân văn sâu sắc do chính các em tự sáng tác và biểu diễn trong các chương trình văn nghệ nhân ngày Nhà giáo.
Tôi đã đựơc xem một tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tuy giản đơn nhưng nó đã khiến cho những người thầy người cô phải thổn thức, còn các bạn học sinh thì như được thức tỉnh để tự dặn mình rằng: phải luôn quý trọng công lao những người thầy- những người đã hy sinh thầm lặng cả cuộc đời mình cho chúng ta được thành người. Đó là vở kịch “Không bao giờ muộn” do các bạn học sinh tại Trung tâm Đào tạo nghề tự sáng tác kịch bản và biểu diễn để tặng các thầy cô giáo nhân ngày nhà Giáo việt nam 20-11. Vở kịch tuy ngắn và giản đơn nhưng lại ẩn chứa đằng sau đó cả một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi người giáo viên quyết định ra đi để cho cậu học trò ngổ ngáo có thêm một cơ hội làm người. Đây chính là cao trào của vở kịch, là chi tiết khiến cho con tim những người giáo viên phải thổn thức khi xem. (Nội dung vở kịch: có một cậu học trò ngổ ngáo, ham chơi, không chịu học hành, nhiều lần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhưng cậu vẫn không thay đổi, cuối cùng hiệu trưởng quyết định đuổi học cậu và người giáo viên hàng ngày vẫn nghiêm khắc, lạnh lùng với cậu đã xin thầy hiệu trưởng cho phép mình ra đi để Tuấn-tên cậu học trò được ở lại và có thêm cơ hội sửa mình. Chính sự ra đi của người giáo viên đã thức tỉnh Tuấn, những giọt nước mắt hối hận nhưng “Không bao giờ muộn” đã chảy dài trên má cậu...)
“Chỉ có những học sinh thực sự yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo của mình mới có được những suy nghĩ sâu sắc như thế, mới dựng ra được những tình huống khiến người xem phải rơi lệ và mới diễn thành công đến thế”

BIA ÔM


Bia ôm là một loại hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam, trong đó người ta uống bia cùng các nữ tiếp viên phục vụ. Kinh doanh bia ôm không được Pháp luật Việt Nam thừa nhận, do đó loại hình này thường hoạt động chui, núp bóng dưới các hình thức kinh doanh hợp pháp.
Xuất xứ của loại hình này có từ lâu, song phát triển mạnh nhất sau những năm mới đổi mới, phổ biến trong xã hội những năm 90 của thế kỷ 20 và đến nay còn tồn tại phổ biến, thậm chí phát triển rộng ở miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long..
Các loại hình bia ôm phổ biến gồm:
Bia ôm nhậu
Bia ôm và hát karaoke (hay karaoke ôm)
Bia ôm đứng: như Bia ôm cơ động: phục vụ theo "đường dây nóng" là số điện thoại của một người trong hội. Bia ôm thoát y
Bia ôm nhẹ nhàng: Các nữ tiếp viên thường được chủ quán cho mặc đồng phục học sinh của một trường nào đó tùy tính cách, sau đó đưa về các trường tương ứng để học một vài thuật ngữ chuyên ngành trước khi phục vụ khách
Bia ôm quằn quại: Một dạng mại dâm có sử dụng thêm bia
Bia ôm thuần túy: Các tiếp viên ngồi phục vụ khách và phải thỏa mãn nhu cầu ôm.
Bia ôm văn chương: Các tiếp viên thường là sinh viên các trường đại học hay cao đẳng địa phương đọc một câu lục lấy từ truyện Kiều của Nguyễn Du và yêu cầu khách phải đọc đúng câu bát tiếp sau đó trước khi khách được vuốt ve mơn trớn cơ thể họ
Hậu quả
Phá vỡ hạnh phúc gia đình
Tha hóa đạo đức
Tác động xấu đến giới trẻ mới lớn.
Nguy cơ cao nhiễm các bệnh đường sinh dục như HIV...
Mất chức vụ trong công tác
Bia ôm là bạn đồng hành của các loại tội phạm vì nó là hầu bao nuôi dưỡng tội phạm và là mầm mống để phát sinh các loại tệ nạn khác như ma túy, bài bạc, mại dâm…
Về chuyện "ôm", các cô tiếp viên gợi ý "cứ thoải mái" vì đứng còn "thuận tiện" hơn ngồi! Sau vài hồi nhậu, dù rất mỏi chân vì chỉ đứng uống bia các tiếp viên vẫn không dám ngồi để "lỡ có công an vào kiểm tra thì cũng không thể bắt bẻ được gì".