Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

học sinh khmer tri tôn đào dế


Học sinh khmer huyện Tri tôn đào dế bắp

  
Hiện nay tranh thủ ngoài giờ học, thời gian rảnh một số học sinh khmer các xã Núi Tô, Ô Lâm, An Tức (huyện Tri Tôn, An Giang) tham gia đào dế bắp. Với giá bỏ mối mỗi con 500 đồng thì một buổi ít nhất mỗi em đào được 50 con dế, có thề kiếm thu nhập 25 ngàn đồng.
Em Chau Nhanh học sinh lớp 4 trường tiểu học B Núi Tô cho biết mỗi ngày bình quân em đào được 40 đến 50 con dế. Có khi đào được con rít thì bán lại mỗi con 2000 đến 5.000 đồng tùy nhỏ hay lớn. Số tiền kiếm được để dành mua sách vỡ cho việc học tập.
 
Còn em Neáng Đuôl  học sinh lớp 8A3 trường THCS thị trấn Tri Tôn cho hay, nếu như trời nắng, tranh thủ buổi sáng chủ nhật chịu khó vào các khu đất bỏ trống, đất rẫy đất tơi xốp, hay khu vực hoa màu đã thu hoạch, thì cũng kiếm được trên 100 con, cho thu nhập 60 ngàn đồng là rất dễ dàng.
Mùa đào dế bắp ở Tri Tôn thường bắt đầu vào đầu tháng 9 và kết thúc tháng 12 dương lịch hàng năm. Dế bắp được cư dân địa phương thu mua rồi bán lại cho các quán ăn trên địa bàn thị trấn Tri Tôn và các xã lân cận.

Châu Phong

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI THẦY


“Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vào dịp chúc tết các thầy, các cô nhân ngày Nhà giáo Viêt Nam 20-11.
Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam chính là dịp quan trọng nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình. Chính vì thế mà vào những ngày này từ phụ huynh cho đến học sinh và cả những người đã qua cái thời cắp sách hàng chục năm trời lại tất bật chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để dành tặng các thầy các cô- những người đã dìu dắt chúng ta vượt qua bao chông gai, thử thách để vươn lên giữa dòng đời.
Ngoài những bó hoa tươi, những món quà nhỏ, những tấm bưu thiếp xinh xắn còn rất nhiều cách để chúng ta bày tỏ lòng mình như sáng tác thơ, truyện hay gửi những bức thư dạt dào cảm xúc đến những người thầy , ngươi cô ở xa không thể vể thăm...
Nhưng có lẽ có một cách biểu hiện tuy không mới mẻ, độc đáo nhưng lại ẩn chứa đầy ý nghĩa và chỉ những ai có cái tâm hướng về những người thầy thực sự thì mới thể hiện thành công. Đó là những vở kịch mang tính nhân văn sâu sắc do chính các em tự sáng tác và biểu diễn trong các chương trình văn nghệ nhân ngày Nhà giáo.
Tôi đã đựơc xem một tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tuy giản đơn nhưng nó đã khiến cho những người thầy người cô phải thổn thức, còn các bạn học sinh thì như được thức tỉnh để tự dặn mình rằng: phải luôn quý trọng công lao những người thầy- những người đã hy sinh thầm lặng cả cuộc đời mình cho chúng ta được thành người. Đó là vở kịch “Không bao giờ muộn” do các bạn học sinh tại Trung tâm Đào tạo nghề tự sáng tác kịch bản và biểu diễn để tặng các thầy cô giáo nhân ngày nhà Giáo việt nam 20-11. Vở kịch tuy ngắn và giản đơn nhưng lại ẩn chứa đằng sau đó cả một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi người giáo viên quyết định ra đi để cho cậu học trò ngổ ngáo có thêm một cơ hội làm người. Đây chính là cao trào của vở kịch, là chi tiết khiến cho con tim những người giáo viên phải thổn thức khi xem. (Nội dung vở kịch: có một cậu học trò ngổ ngáo, ham chơi, không chịu học hành, nhiều lần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhưng cậu vẫn không thay đổi, cuối cùng hiệu trưởng quyết định đuổi học cậu và người giáo viên hàng ngày vẫn nghiêm khắc, lạnh lùng với cậu đã xin thầy hiệu trưởng cho phép mình ra đi để Tuấn-tên cậu học trò được ở lại và có thêm cơ hội sửa mình. Chính sự ra đi của người giáo viên đã thức tỉnh Tuấn, những giọt nước mắt hối hận nhưng “Không bao giờ muộn” đã chảy dài trên má cậu...)
“Chỉ có những học sinh thực sự yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo của mình mới có được những suy nghĩ sâu sắc như thế, mới dựng ra được những tình huống khiến người xem phải rơi lệ và mới diễn thành công đến thế”

BIA ÔM


Bia ôm là một loại hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam, trong đó người ta uống bia cùng các nữ tiếp viên phục vụ. Kinh doanh bia ôm không được Pháp luật Việt Nam thừa nhận, do đó loại hình này thường hoạt động chui, núp bóng dưới các hình thức kinh doanh hợp pháp.
Xuất xứ của loại hình này có từ lâu, song phát triển mạnh nhất sau những năm mới đổi mới, phổ biến trong xã hội những năm 90 của thế kỷ 20 và đến nay còn tồn tại phổ biến, thậm chí phát triển rộng ở miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long..
Các loại hình bia ôm phổ biến gồm:
Bia ôm nhậu
Bia ôm và hát karaoke (hay karaoke ôm)
Bia ôm đứng: như Bia ôm cơ động: phục vụ theo "đường dây nóng" là số điện thoại của một người trong hội. Bia ôm thoát y
Bia ôm nhẹ nhàng: Các nữ tiếp viên thường được chủ quán cho mặc đồng phục học sinh của một trường nào đó tùy tính cách, sau đó đưa về các trường tương ứng để học một vài thuật ngữ chuyên ngành trước khi phục vụ khách
Bia ôm quằn quại: Một dạng mại dâm có sử dụng thêm bia
Bia ôm thuần túy: Các tiếp viên ngồi phục vụ khách và phải thỏa mãn nhu cầu ôm.
Bia ôm văn chương: Các tiếp viên thường là sinh viên các trường đại học hay cao đẳng địa phương đọc một câu lục lấy từ truyện Kiều của Nguyễn Du và yêu cầu khách phải đọc đúng câu bát tiếp sau đó trước khi khách được vuốt ve mơn trớn cơ thể họ
Hậu quả
Phá vỡ hạnh phúc gia đình
Tha hóa đạo đức
Tác động xấu đến giới trẻ mới lớn.
Nguy cơ cao nhiễm các bệnh đường sinh dục như HIV...
Mất chức vụ trong công tác
Bia ôm là bạn đồng hành của các loại tội phạm vì nó là hầu bao nuôi dưỡng tội phạm và là mầm mống để phát sinh các loại tệ nạn khác như ma túy, bài bạc, mại dâm…
Về chuyện "ôm", các cô tiếp viên gợi ý "cứ thoải mái" vì đứng còn "thuận tiện" hơn ngồi! Sau vài hồi nhậu, dù rất mỏi chân vì chỉ đứng uống bia các tiếp viên vẫn không dám ngồi để "lỡ có công an vào kiểm tra thì cũng không thể bắt bẻ được gì".

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

câu chuyện truyền thanh: chỉ vỉ chiếc lap top


CHỈ VÌ CHIẾC LAPTOP
               
Nhân Vật: Mẹ, Nam (học sinh 12), Tuấn (học sinh 12)

Mẹ:          Về rồi hả Nam, đi tắm rửa rồi ra ăn cơm, trưa nay ba con đi đám tiệc rồi, hỏng có ăn cơm nhà
Nam:       mẹ, mẹ sắm cho con cái laptop đi mẹ để cho con học
Mẹ:          hết điện thoại di động, lại đòi máy tính, mới học cấp 3 mà cần máy tính cái gì? Chừng nào thi đậu đại học đi mẹ mua cho
Nam:       bây giờ ở trường giảy dạy bằng giáo án điện tử không à? Thầy cô mỗi buổi đi dạy đều mang máy tính xách tay rồi dùng máy chiếu chiếu lên cho cả lớp xem. Có máy tính con sẽ khỏi mắc công chép bài, chỉ cần chép file bài học của thầy về rồi học bài trên máy tính luôn.
Mẹ:          con nói cũng có lý, nhưng nhà ta đã có 1 máy tính để bàn rồi còn gì
Nam:       máy tính đó là của ba, ban đêm ba xài hoài à, con làm sao sử dụng được
Mẹ:          thì ba làm ban đêm, con tranh thủ sử dụng ban ngày
Nam:       nhưng mẹ thấy rồi đó ban ngày con bận học thêm suốt đâu có thời gian rảnh để lên máy, hỏng lẻ mẹ kêu con sáng sớm 5 giờ lên máy học bài.
Mẹ:          con nói cũng có lý, mà thật sự có cần sắm laptop gì đó lúc này hông con, mẹ chưa thấy cần thiết.
Nam:       tụi bạn con có mấy đứa đã có máy rồi, mà mấy đứa nó học hành tiến bộ ghê lắm mẹ ơi, từ học sinh trung bình lên khá, học sinh khá lên giỏi.
Mẹ:          có lý dữ vậy à?
Nam:       chưa hết đâu mẹ ơi, thỉnh thoảng rảnh rổi con cũng có thể lên mạng tìm thông tin bổ ích cho môn học, rồi tài liệu liên quan đến thi cử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm bộ đề thi đại học, và tìm hiểu thông tin, chỉ tiêu các trường đại học để đăng ký thi đầu vào cho dễ đậu nữa mẹ.
Mẹ:          chà, bổ ích dữ vậy à. Nhưng mà giá cả 1 cái bao nhiêu, có mắc hông con
Nam:       khoảng 11 hay 12 triệu gì đó à. Mẹ mẹ mua cho con nghe mẹ
Mẹ:          ừ để mẹ hỏi ý kiến của ba
Nam:       còn bàn gì nữa mẹ, mẹ mua liền cho con đi, chỉ còn 1 học kỳ nữa là con thi tốt nghiệp và đại học rồi, mua càng sớm càng tốt để con có điều kiện học hành tốt hơn mà mẹ. mẹ hỏng mua liền là con hỏng thèm học, hỏng thèm thi đại học đâu à nghe
Mẹ:          thôi mà con, mẹ hứa mẹ sẽ mua, nhưng chỉ sơ ba con cằn nhằn cử nhử là mẹ chìu chuộng con quá mức nên mẹ muốn hỏi ý kiến ba thôi.
Nam:       vậy thì mua trước về tấu sau hé mẹ, vả lại mẹ mới hốt hụi, đủ tiền mua rồi, hay là ta đi mua liền đi mẹ.
Mẹ:          hỏng thẳng từ từ mai mốt mua vẫn chưa muộn, mà con hay quá hé, biết mẹ mới hốt hụi nên nằn nặc đòi mua máy tính.
Nam:       mua liền đi mẹ, sẳn mai có tiết hóa, con đem vô lớp chép lại mấy cái thí nghiệm mô phỏng về xem và ôn luôn. Cách này học hay lắm mà dễ tiếp thu và dễ nhớ nữa
Mẹ:          đi thì đi
Nam:       vậy chúng ta ra Châu Đốc mua đi mẹ, con có địa chỉ, thằng bạn mới mua ở đó, giá của cửa hàng này tương đối rẻ hơn mấy cửa hàng khác
Mẹ:          ừ, đi thì đi nhưng phải về sớm trước 5 giờ chiều còn lo cơn cho ba bây nữa

Nhạc cắt

                Từ khi có laptop thì Nam siêng học hơn, ban ngày học thêm xong là tranh thủ về sớm để vùi đầu vào màn hình máy vi tính để xem lại bài giảng, các ví dụ minh họa và các mô hình, thí nghiệm của các môn học. có khi quên ăn cơm chiều, thậm chí có đêm đến 12 giờ mới đi ngủ. sức học cũng tiến bộ, điểm kiểm tra đều rất cao. Tuy nhiên sự việc chỉ được vài tháng thì có sự cố xảy ra.
Nam:       ê Tuấn, gần thi mà thấy mày rảnh rang quá hé
Tuấn:       học thì học, mà chơi thì chơi chứ. Mà Nam nè, mấy bữa nay lang thang trên mạng, tao vừa tìm được một địa chỉ trang web hay lắm.
Nam:       trang web gì mà hay, bộ có thông tin mới cho kỳ thi đại học tới à
Tuấn:       còn hơn thế nữa. không phải lên mạng chỉ để tìm thông tin đâu, trang web này là trang giải trí. Học hành cũng phải có thời gian thư giản chứ. Mày có muốn thư giãn hông? Cho mày mở mang trí ốc luôn, bảm đảm mày lên 1 lần là ghiền luôn
Nam:       cái gì mà khen nức khen nở vậy bồ
Tuấn:       đưa máy đây để tao chỉ cho
Nam:       trang gì? Lau xanh …. Trời trang lầu xanh à
Tuấn:       đừng có nói lớn, coi chừng thầy phát hiện, đây là trang web bị cấm, trang web tươi mát lắm
Nam:       trời, hình gì mà ghê vậy?
Tuấn:       chưa ghê đâu, xem tiếp nữa nè
Nam:       cái… cái … gì…. Có chuyện này nữa à?

                Nhạc cắt        

Bị Tuấn dụ dỗ làm quen với trang web đồi trụy. Thế là từ hôm đó hễ thời gian rảnh, tranh thủ ban đêm Nam đem máy vào phòng ngủ nối dối mẹ là học bài nhưng thực chất là trốn trong phòng để lên mạng xem phim, đọc truyện khêu dâm. Và lẽ tất nhiên việc học hành của Nam trở nên sa súc, thậm chí Nam quen một cô bạn gái và đã làm chuyện đó với cô bạn và bắt chước người ta lấy điện thoại di động ghi lại giây phút thần tiên của mình.
Mẹ:          trời ơi là trời cho nó ăn học đàn hoàn mà nó làm chuyện động trời này nè, hại đời cả con gái người ta, người ta đòi thưa kiện nè trời, mất mặt quá con ơi là con
Nam:       có gì đâu mà mẹ phải la toán lên, bắt quá cưới là xong
Mẹ:          cưới xin cái nổi gì, phải chi gia đình người ta chịu thì khỏi nói rồi. bây giờ thì con nổi tiếng cả nước rồi.
Nam:       chuyện thường thôi, đâu phải con là thủ phạm tung lên mạng đâu.
Mẹ:          sắm điên thoại rồi máy tính cho nó làm gì để nó không học hành mà làm khổ tui thêm nè trời, ba mày đi công tác về mà biết chắc ổng đánh mày chết con trai à.
Nam:       khỏi cần đuổi con cũng dự định đi, đi khỏi địa phương cho đỡ ê mặt
Mẹ:          biết ê mặt như vậy thì lúc trước đừng có làm. Con ơi là con, con học theo ai mà hư đến như vậy ? mà con định đi đâu, còn chuyện học hành
Nam:       đến nước này còn học hành gì nữa, mẹ đừng có cằn nhằn nữa, mấy hôm nay con muốn điên cái đầu luôn, đi đến đâu cũng bị bàn tán này nọ, con muốn đi cho khuất mặt khuất mày để khỏi ai nói nữa. thôi chào mẹ con đi

                Nhạc cắt

                             Ai cũng biết, công dụng của chiếc máy tính xách tay thì rất hữu ích. Thế nhưng để sử dụng có hiệu quả thì thật là khó, nhất là đối với giới trẻ, khi sự tò mò, sự ham hiểu biết của tuổi mới lớn rất cao thì chiếc máy tính sẽ trở thành người bạn 2 mặt trái ngược nhau vừa giúp ích trên lĩnh vực học tập, vừa là công cụ hữu dụng cho các cô cậu tiêu khiển giải trí để rồi gánh chịu hậu quả. Mong rằng các bậc phụ huynh cần đắn đo suy nghĩ khi trang bị dụng cụ, phương tiện học tập cho con cái và phải kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng của con mình có phục vụ cho chuyện học hành hay không. Thiết nghĩ thứ gì cần thiết hãy mua sắm cho con, cái gì hỏng cần thiết thì không nên trang bị như chiếc điện thoại di động và máy tính xách tay.

CP

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

bài hát: Đồng chí nhậu


Đồng chí nhậu (tác giả: Chính Tửu)


Quê hương anh... gái đẹp, rượu ngon.
Làng tôi nghèo, bán mồi... ngay cạnh đó.

Tôi với anh 2 người xa lạ.
Tự nhiên buồn, wánh lộn...rùi quen luôn !!
Chén bên chén, mồi kế bên mồi.
Đêm uống chung ly thành đôi sâu rượu.
Vì tửu !!! Ruộng nương anh gán nợ bạn cày.
Gian nhà tranh mặc kệ gió ...tung bay.
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra ... quán.
Tôi với anh biết từng cơn chuếnh choáng.
Rét co vòi , quần áo đẫm rượu tây.
Áo anh rách vai.
Quần jeans tôi xé 2 miếng.
Nụ cười buốt giá.
Chân không giày.
Thương nhau tay nắm lấy cổ chai...
Quê hương anh... gái đẹp, rượu ngon.
Làng tôi nghèo, bán mồi... ngay cạnh đó.

bài hát: HUYỀN THOẠI RƯỢU

HUYỀN THOẠI RƯỢU
- Ai trên đời mà chẳng sợ, chẳng sợ mẹ thì sợ ba, hồi còn bé ngán Ma, vô Bách Khoa thì sợ nợ, nhưng mà ta không sợ, nợ nhiều thì (ta) bùng luôn.
- Khi vô trường là phải học, mà đã học là phải thi, Bộ quy chế mới ra, “thi lần ba mà chẳng được”, thi lần tư cũng chẳng sợ, đuổi học thì về quê.
- Khi ra trường là bỏ rượu, mà bỏ rượu là tợp bia, mình chỉ uống bia hơi, ai thảnh thơi mà tợp rượu, ta kĩ sư tiền triệu, phải bỏ rượu, tợp bia.
- Bia bao giờ chẳng có bọt, chẳng có bọt chẳng phải bia, và từ rất xưa kia, bia mà ngon là nhờ bọt, không phải chua, không phải ngọt, càng nhiều bọt càng ngon.
- Hôm nay ngồi mà nhớ lại, cuộc tình đầu ngày xưa, tình thì rất đắm say, em lại đi lấy chồng, để mình anh chờ đợi, em làm tội đời anh.
- Đêm chong đèn ngồi nhớ rượu, buộc hai cẳng phải đi, dù vợ có mắng ta, ta phải đi bằng được, ai làm chi cũng mặc, vợ không thể cản ta.
- Vui hay buồn mình cũng nhậu, mà đã nhậu là phải say. Rượu mà uống **** say, **** thấy hay của rượu, ai làm chi ta cũng mặc, vì đã nhậu là phải say.
- Đi mua rượu về mới nhậu, vợ cũng nhậu cùng ta, vợ cầm bát ném ta, ta cầm chai đập lại, sau trận chiến tơi bời, vợ gục dưới chân ta.
- Vợ trên đầu, vợ trên cổ, vợ làm khổ đời ta, vợ ngoan ngoãn ta thương, vợ đành hanh ta nện, có gì đâu mà sợ, vợ là vợ của ta.
- Ai trên đời chẳng lấy vợ, vợ là nợ đời ta. Thà rằng cứ như ta, ta thà ly dị vợ, để từng đêm đi nhậu, chẳng sợ vợ rầy la.
- Đêm chong đèn ngồi đếm bạc, tờ năm chục màu xanh, mẹ cầm súng đứng canh, con cầm dao ngồi cạnh, đừa nào vô thì khó chạy, mẹ là mẹ của ta.
- Ba bao giờ mà vằng mẹ thì ăn phở trừ cơm, hoặc là uống bia ôm, hay là vô sàn nhẩy, có gì đâu mà ngại, mẹ là vợ của ba.

Bài phát biểu cảm tưởng tại buổi Lễ tốt nghiệp lớp báo chí An Giang


- Kính thưa ban Giám hiệu Trường Đại học KHXH & NV TP. HCM
- Ban giám hiệu trường đại học An Giang
- Kính thưa quí đại biểu
- Kính thưa quý thầy cô và các bạn học viên thân mến!
Em rất vinh dự được thay mặt hơn 50 sinh viên lớp đại học tại chức báo chí An Giang niên khóa 2006 – 2010 có mặt tại buổi lễ phát bằng tốt nghiệp hôm nay, để phát biểu cảm tưởng. Kính thưa quí đại biểu, trong suốt quá trình đào tạo chúng em đã được quí thầy, cô tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích, giúp cho chúng em được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho ngành, cho đất nước ngày một tốt hơn. Công ơn to lớn đó của quí thầy, cô chúng em không bao giờ quên.
Chúng em biết rằng nếu không có sự nhiệt tình năng nổ trong công tác giảng dạy của thầy cô 2 trường thì chúng em đã không thể nào chuẩn bị cho mình những hành trang cơ bản mà vững chắc. Không thể hiểu rõ hơn giá trị cuộc sống, giá trị nghề báo để tự tin trên lĩnh vực mình công tác.
Trong giây phút này đây, chúng em càng nhớ và xúc động biết bao, những buổi học lý thuyết gắn với thực hành và kết hợp những chuyến đi thực tế thật lý thú còn in sâu trong ký ức mỗi người chúng em. Đặc biệt là các giờ ngoại khóa của thầy Sơn môn nhiếp ảnh, quay phim, thầy Trân môn biên tập, viết tin, thầy Dũng Nhân môn phóng sự…. Và những thầy cô nặng tình cảm với lớp chúng em như thầy Phúc, cô Hậu, thầy Khảm, thầy Thắng, thầy Cường, thầy Viên, cô Sơn Ca…. Từ đó đã gắn kết những học viên các nơi trong tỉnh cũng như ở các tỉnh bạn Đồng Tháp, Cà Mau, Cần Thơ … gần nhau hơn và có bạn đã thành đôi thành cặp, Tự đáy lòng mình, chúng em chỉ biết nói lời cám ơn gửi đến tất cả các thầy cô giáo bằng những tấm lòng thành kính nhất.
Các bạn học viên thân mến!
Nhìn lại chặng đường học tập hơn 4 năm qua, lớp chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió trục trặc. Đầu tiên là khâu tuyển sinh đầu vào, do không đủ chỉ tiêu phải dời đến 3 lần mới mở được lớp. Trong quá trình học tập, lớp lại xảy ra những biến cố, những tin đồn không hay. Đến ngày nhận bằng tốt nghiệp đáng lẻ ra dự kiến là tổ chức tại trường đại học KHXH & NV TP.HCM vào tháng tư năm nay, nhưng cuối cùng lại bị trục trặc, cho đến ngày hôm nay mới tổ chức được.   
Và có một điều vô cùng thương tiếc, khi cô chủ nhiệm lớp chúng ta, cô Sơn Ca, đã không theo được lớp báo chí An Giang đến cùng, mà ra đi vào ngày 26/8/2010 khi tuổi đời còn rất trẻ, mới 34 tuổi. Các bạn sinh viên ơi, Chúng ta hãy dành một phút lắng đọng để nhớ về cô Sơn Ca, để báo công với  cô về thành tích học tập của 62 sinh viên lớp đại học tại chức báo chí An Giang niên khóa 2006 - 2010
Thưa quí đại biểu!
Bốn năm không phải là dài
Bốn năm chứng kiến đổi thay con người
Thầy cô, thương mến, truyền lời
          An Giang báo chí không vơi tấm lòng
          Mong anh, mong chị, thành công
          Ngày sau thành đạt  nhớ công ơn người
Vâng, chúng em xin cám ơn các thầy, các cô – những người đã không ngại đường xá xa xôi từ TP. HCM về An Giang trực tiếp truyền đạt, tận tình hướng dẫn những kiến thức bổ ích cho các học viên báo chí để chúng em đạt kết quả tốt nhất.
Thầy cô như ngưỡi lái đò, đưa bao lớp sinh viên sang bờ bên kia của biển rộng tri thức. Và mỗi thế hệ đi qua, là tóc thầy lại thêm nhiều sợi bạc. Có những lúc biển động sóng to, người lái đò ấy tìm mọi cách, cố gắng hết sức đưa lớp lớp đàn em cập bến bờ tương lai. Để rồi ngày hôm nay, trong buổi lễ tốt nghiệp trang trọng này, chúng em không biết nói gì hơn ngoài những lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất.
Kính thưa quí thầy cô, thưa các bạn, nghề báo là nghề cao quí, nhưng cao quí hơn cả khi chúng ta nhận thức đúng chân giá trị của nghề báo. Chúng em xin hứa dù ở cương vị công tác nào hay  làm bất cứ nghề gì đều nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, luôn luôn để cao lương tâm, đạo đức và trách nhiệm của mình đối với xã hội.
 Một lần nữa, thay mặt toàn thể học viên, sinh viên có mặt ngày hôm nay, em xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến BGH trường đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn TP. HCM, BGH trường đại học An Giang và đặc biệt là sự hiện diện của khoa báo chí truyền thông Trường đại học KHXH NV TP. HCM, thầy cô cùng các bậc phụ huynh đã đóng góp vào sự thành công của chúng em hôm nay.
Xin chúc sức khỏe toàn thể quí đại biểu
Trân trọng kính chào!
youtube.com

Tri tôn mở đợt kiểm tra văn hóa




          Nhằm chấn chỉnh hoạt động văn hóa công cộng, đội kiểm tra liên ngành 814 huyện Tri Tôn vừa mở đợt cao điểm kiểm tra các điểm dịch vụ internet, trò chơi điện tử, dịch vụ karaoke trên địa bàn thị trấn Tri Tôn và xã Châu Lăng.
Đối với các dịch vụ internet tập trung kiểm tra giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, hợp đồng dịch vụ, điều kiện đảm bảo hoạt động, các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Riêng cơ sở karaoke kiểm tra thêm hợp đồng lao động, sử dụng tiếp viên và điều kiện đảm bảo an ninh trật tự. Qua kiểm tra đoàn đã lập biên bản xử phạt hành chính 5 trường hợp cho chơi trò chơi điện tử ngoài giờ quy định vi phạm nghị định 75/2010 của chính phủ, buộc di dời xa trường học 1 điểm. Riêng các dịch vụ karaoke, đoàn tiến hành nhắc nhở chủ cơ sở phải tuân thủ quy định về điều kiện chiếu sáng, kích thước và cách bố trí đúng chuẩn phòng karaoke, không cho quá 2 tiếp viên nữ vào phòng. Khi có thay đổi thì đăng ký cấp đổi lại giấy phép kinh doanh.

THƠ:


TỨC DỤP ANH HÙNG


Tri Tôn hào khí kiên trung
Làm nên trang sử lẫy lừng chiến công
Quân, dân ý chí một lòng
Đánh tan Pháp, Mỹ xung phong đi đầu

Ngọn đồi chấn động địa cầu
Một (trăm) hai tám ngày, đối đầu hai quân
Mười một phi vụ phiên luân
Mười ba trận địa pháo gần như mưa

Địch tấn công, ta không vừa
Ngày thì địch đánh, ta lừa phản đêm
Chi viện cứ mãi tăng thêm
Xe tăng 2 thiết đoàn, kèm quân ta
Thuyền bay, hỏa tiển, bom cay....
Ngọn đồi điểm tựa cho ta thắng hoài
Lấy độc trị độc thật hay
Lựu đạn kết hợp chất cay diệt liền ....
Quyết tâm kiểm soát giành quyền
Thủy quân lục chiến  “trâu điên” làm càng ....
Địch đâu ta đó sẳn sàn
Tấn công chống trả hiên ngang phục thù

Quân ta sáng tạo tài mưu
Tháng ba năm sáu chín, thu phục người
Hai trăm so gấp ba mươi
Chiến công đồi mãi sáng ngời sữ ghi

Biết bao con số dịu kỳ
Loại khỏi vòng chiến bốn nghìn bảy trăm
Xe tăng mười một chiếc nằm
Trực thăng 4 chiếc cũng lần bốc hơi
Hai phản lực cháy tiêu rồi
Hàng trăm khẩu súng ta lôi địch về
Hai tỷ đô chi phí lên
Ngọn đồi Tức Dụp xứng tên anh hùng

phóng sự


Tôi đi đào dế bắp

Một ngày cuối tuần đầu tháng 5, nhóm chúng tôi gồm 5 người, rủ nhau vào vườn. Đứa vác leng, đứa xách thùng, đứa cầm xô, bắt đầu chiến dịch truy lùng lũ dế. Đặc biệt, lũ dế chỉ đào hang đùn đất lên ở những nơi đất giồng, đất cát. Chen giữa những khu vườn, đường từ thị trấn Tri Tôn vào Tức Dụp, thuộc địa phận 2 xã Núi Tô và An Tức, huyện Tri Tôn, cứ bắt gặp mấy đụn đất nhô cao và nhìn màu đất, biết mới vừa được đẩy lên hồi đêm trước là chúng tôi ùa tới.
Đứa cầm leng bổ mấy nhát sâu xuống chừng 2-3 tấc rồi dùng tay tìm hang moi đất ra cho trống miệng. Thấy một cái lỗ có chiều ngang chừng 4cm, chiều cao 2cm, có những lá cây còn tươi xanh, tiếp tục xúc thêm vài  nhát leng, lỗ nhỏ dần, và cuối cùng  1 con dế to tròn hiện ra. Chúng tôi vội bắt cho vào thùng đã chuẩn bị (nắp có khoét một lỗ ở giữa). Sau đó ngắt vài đọt rau mui hay một loại lá xanh nào đó, bỏ vào. Nếu không, dế có thể nhảy ra ngoài thùng. Dế làm hang sâu trong lòng đất. Dự trữ lương thực là lá mì, lá cỏ, lá dâu trong hang để ăn dần. Hang dế tròn bằng một đốt tay hoặc bằng cái trứng cút. Phát hiện hang dế bằng chút đất ở miệng hang. Hang dế có nhiều ngách để khi có kẻ thù tấn công thì dễ tìm đường tẩu thoát. Người đào dế phải vừa đào vừa duỗi cọng dừa theo để biết đáy hang. Nếu không có cọng dừa thì có thể đào làm đứt đôi con dế. Thường đào khoảng 2-3 gang tay thì có dế. Mùa mưa lũ, bắt dế dễ hơn vì dế làm ngách hang gần mặt đất hoặc quanh gốc cây để khi lũ về thì phóng lên cây cho nhanh. Dế thường bò lên đọt mì, hoặc bò trên những cây dâu kiếm ăn.
 Anh Nguyễn Dương Trung, một người bắt dế ở thị trấn Tri Tôn, cho biết,
“hang dế thường có miệng kín, xung quanh miệng hang có nhiều mẫu đất mới, tơi xốp như ở các tổ kiến. Còn nếu miệng hang đã được nông ra là con dế đã rời hang đi tìm hang mới. Khi đó, những hang này thường có con vật khác vào ký sinh như rắn, rết. Đào hang dế cũng phải biết hang nào là hang chính, hang phụ. Có con dế đào đến mấy hang, thông nhau và có cả cửa hang chính, phụ hòng thoát thân khi gặp nguy hiểm”.
Thông thường khi đào xuống độ sâu chừng 30cm là có thể bắt được chúng. Nhiều lúc cũng có hang sâu đến 70cm nhưng cũng có hang chỉ một gang tay. Tại Tri Tôn, dế bắp xuất hiệu nhiều ở các khu vườn thuộc xã Núi Tô, An Tức, Lê Trì, Lương Phi.
 Những hang ngắn, trẻ con chỉ dùng tay múc nước sông đổ vào là tự ắt con dế chui ra khỏi hang. Thường thì mỗi hang một con nhưng cũng lắm khi một hang có đến 3 con. Cũng có hang không có con dế nào, thậm chí còn gặp cả rắn, rết. Sau khi tóm gọn được chú dế thì công việc đầu tiên là bẻ gãy chân dế để chúng không thể trèo ra khỏi cái oi đựng dế.
Anh Bùi Hoàng Giang, một người bắt dế ở thị trấn Tri Tôn, cho biết,
“thời gian sinh trưởng trung bình của dế là 4 tháng. Dế trưởng thành và bắt đầu sinh sản ở độ 2 tháng tuổi với chiều dài trung bình của cơ thể là 2cm. Dế cồ trưởng thành sẽ cất tiếng gáy nghe rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế cồ thường to bằng ngón tay cái và to hơn dế mái. Phân biệt dế cồ và dế mái chẳng khó vì dế cồ trên lưng có vân và không được láng”.
 Đi như thế chừng nửa buổi là chúng tôi đã có được cả trăm con dế bắp. Cũng chả biết nó họ gì. Chỉ biết rằng, nó là chuyên viên cắn xé và lôi những cây màu mới nhú về hang để ăn. Đôi khi có đêm, chúng ra ăn tại chỗ rồi thôi không thèm lôi về chi cho nó mệt. Vì sống ở đây, đủ thức ăn mà. Vì thế, chúng rất "mập mạp, bụ bẫm". Nhìn cặp đùi búng tách tách thì đủ biết. Đây là món ăn ngon tuyệt đấy nhé. Chưa chắc các vị Vua chúa thời xưa đã được ăn, nếu như ông Vua thời trẻ không có được những giờ dã ngoại như chúng tôi.
Dế bắp tuy là loại côn trùng, sống tự nhiên dưới hang nhưng là món ăn dân dã xuất hiện khá rất lâu ở Tri Tôn. Mùa đào dế kéo dài trong những tháng mùa mưa. Vì đây là thời điểm dế mập mạp, căng sữa, đạt kích cỡ tối đa.
Vào mùa hè, dế còn non có màu trắng, rất nhỏ, nên ăn không ngon bằng những gã dế già mùa mưa, đã có đầy đủ dưỡng chất. Dế bắp chỉ cần lặt sạch cánh, lặt phần hậu môn, móc ruột bỏ hết. Đặc biệt, phải làm ruột thật sạch. Vì nếu không, cỏ, lá dâu chưa tiêu hóa hết còn sót lại, sẽ làm món dế mất cả mùi vị. Dế làm xong, phải rửa lại bằng nước muối, làm ăn liền. Không thì bảo quản dế trong tủ lạnh. Sau đó nhét hột đậu phộng vào ruột, rồi ướp nước mắm, nêm cho vừa ăn. Bắc chảo dầu cho xôi, để dế vào chiên cho vàng là được. Khi vừa chín tới là bóc ra chấm muối tiêu chanh!... Ôi tuyệt làm sao! Vừa béo vừa thơm cộng với cái nóng phải xuýt xoa và cái chua chua mặn mặn của muối chanh tăng thêm tính hấp dẫn của món ăn, làm chúng tôi ngồi ăn sạch không chứa một chú dế nào cả.
Dế bắp chiên nước mắm ăn vừa giòn, vừa đậm đà hương vị nước mắm, vừa béo ngậy của dầu, béo thơm của đậu phộng mang đặc trưng món ăn dân dã đồng quê. Ngoài ra, dế bắp còn chế biến thành nhiều món như lăn bột chiên bơ, xào lăn, kho tiêu, rang muối ớt, nướng, gỏi dế… Chính vì thế mà vào mùa mưa, trẻ em và cả người lớn vùng Bảy Núi, An Giang thường đi đào dế bắp về cung cấp cho các quán nhậu hoặc làm các món đặc sản đồng quê đãi bạn bè.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã cho kết luận các loại côn trùng ăn vào có tác dụng bổ ích cho sức khỏe con người. Có loại còn có tác dụng “Cải lão hoàn đồng”. Tuy dế là con vật của đồng quê bởi đêm đêm biết tấu lên khúc nhạc muôn đời, nhưng lại tàn phá hoa màu, nên dế là loài côn trùng có hại. Bữa thịt dế rất ấn tượng với tôi. Thế mới biết “sơn hào hải vị” đâu cần ở đâu xa, món dân dã miền quê, ai cũng bắt được. Vậy mà ngon cực kỳ. 

Châu Phong (Tri Tôn)

câu chuyện truyền thanh


NGÀY ẤY  CÒN MÃI  TRONG TIM
                   Nhân vật:
                   Hùng (nam), Hạnh (nữ) học sinh cấp 3
                   Ông hai: ông nội của hạnh, từng tham gia kháng chiến chống Pháp
                   Thím út: thím của Hạnh, có chồng tham gia kháng chiến

Hùng:         ê, nghe nói hình như ông nội bà hồi đó đã từng tham gia kháng chiến phải không Hạnh?
Hạnh:         ừ, chẳng những tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn chiến tranh chống Mỹ và lập nhiều chiến công nữa
Hùng:         vậy chắc ông nội bà có nhiều huân chương, huy chương lắm phải không?
Hạnh:         dĩ nhiên rồi?
Hùng:         vậy hiện giờ ông nội bà sống ở đâu sao tao qua nhà bà hoài hỏng thấy
Hạnh:         ở Lương Phi cha nội. tui nhớ có lần tui nói với ông rồi mà
Hùng:         ừ, tại tui quên nên mới hỏi lại. có vậy mà cũng nổi nóng
Hạnh:         sao hỏng nổi nóng được, chỗ người ta đang làm bài tập mà hỏi lung tung làm tui phân tâm hỏng biết giải rồi nè
Hùng:         tui giải xong rồi nè, bí quá thì 1 chầu cà phê đi tui cho copy
Hạnh:         hỏng dám đâu, tui suy nghĩ ra rồi, tại ông mà tui quên, để cho tui yên tỉnh một chút xíu là xong ngay
Hùng:         có 8 ngàn cũng keo kiệt nữa. Bà hỏng khao thì 1 chút tui khao bà luôn
Hạnh:         ủa, mà tự nhiên ông đòi khao cà phê tui là sao? Rồi lại tự nhiên hỏi thăm ông nôi tui làm gì? Ý đồ gì khai ra mau đi
Hùng:         có ý đồ gì đâu, bạn bè quen lâu rồi không có dịp tìm hiểu nhau, nay tìm hiểu kỹ thôi. Mà này tại sao ổng không ra ở chung với gia đình bà mà ở trong đó
Hạnh:         người già mà, không thích ồn ào. ở trong đó có vườn, thỉnh thoảng rảnh ông tao ra chăm sóc vườn đỡ buồn, còn ở đây suốt ngày ba mẹ tui và tui đi làm, đi học, bỏ ổng ở nhà 1 mình không an tâm
Hùng:         vậy bà có về thăm nội mày thường xuyên hông
Hạnh:         dĩ nhiên rồi, chủ nhật tuần nào mà hỏng về, thăm ông nội nghe nội kể chuyện kháng chiến thấy thú vị lắm
Hùng:         Bà thì sướng rồi còn ông nội. còn tui ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại đều không còn nữa. Nhiều khi muốn nghe các ông bà kể chuyện cũng không có cơ hội nghe nữa
Hạnh:         sướng gì mà sướng, mỗi người mỗi khác, đôi khi có người còn ông bà nội ngoại mà không biết quí trọng, cứ chê là già cả lôi thôi, rồi nạnh nhau chăm sóc các cụ. Như gia đình bên vợ của cậu tui, ai cũng không chịu nuôi mẹ hơn 90 tuổi. Thành ra bà phải ở nhà của đứa cháu ngoại
Hùng:         tui hỏng có như vậy đâu nghe. Hay là tui có ý kiến này nghe, không đợi lâu, 2/9 này được nghỉ, bà có về thăm nội bà dắt tui đi theo với
Hạnh:         chi vậy cha, định làm quen với ông nội để cua cháu nội à?
Hùng:         bà tính nói là tui muốn cua bà đó à? Đừng có nằm mơ đi. Tại vì người ta muốn nghe kể chuyện chiến đấu, muốn nghe những chiến công của ông cha ta ngày xưa thôi.
Hạnh:         tui sợ ông nghe riết rồi chán thôi, chứ ông muốn thì tuần nào về tui cũng sẳn lòng dắt ông theo để ông làm tài xế cho tui
Hùng:         Hỏng có hứa suôn à nghe, quyết định vậy đi hé, chủ nhật này gặp nhau.
Hạnh:         con Hạnh này trướt tới giờ có thất hứa lần nào đâu
Hùng:         được chở hạnh đi chơi thì còn gì bằng. Nè hỏng hiểu để tui giải thích cho làm bài tập, lẹ đi rồi về còn chuẩn bị bài vở cho buổi học chiều nay nữa chứ. Nhìn là biết hỏng biết làm rồi, ở đó bày đặt làm bộ làm tịch
Hạnh:         giỏi thì ra tay nghĩa hiệp chỉ tui đi
Hùng:         để anh bà ra tay 5 phút là xong ngay thôi

                   Nhạc cắt
Tiếng chó sủa
Hạnh:         Pin đi vô nhà, chị mà mày hỏng nhận ra à cứ sủa um xùm hoài vậy, làm ông nội thức giấc bây giờ
Hùng:         chắc là sủa tui chứ hỏng có sủa bà đâu
Ông hai:     có ai ở ngoài trước vậy bây mà con chó cửa sủa hoài
Hạnh:         thưa ông nội con mới về
Ông hai:     Hạnh  đó hả con. ủa còn đây là ai
Hùng:         con chào nội, con là bạn của Hạnh,
Ông hai:     làm gì đứng hoài vậy, ngồi đi các cháu
Hùng:         ủa ông, hôm nay ông ở nhà có 1 mình hả?
Ông hai:     không phải, còn thím út của Hạnh nữa. nghe con Hạnh nói  hôm nay nó về có dắt thêm 1 người bạn trai nên thím út của nó tranh thủ đi chợ sớm để làm tiệc đãi.
Hạnh:         hỏng phải là ông đâu mà ông mừng
Hùng:         vậy 1 chút Hạnh có thêm 1 người khách nữa à
Hạnh:         ừ, lát nữa đến
Hùng:         để xem mặt mũi ra sao có hơn thằng Hùng này hông mà Hạnh thích
Hạnh:         ừ, thì cứ chờ xem, đảm bảo đẹp trai hơn ông nhiều
Ông hai:     đúng là tuổi trẻ, đi đến đâu cũng khuấy động không khí hết trơn
Hạnh:         trở lại vấn đề chính đi, ông nội la kìa
Ông hai:     hỏng sao đâu cháu, lâu lâu mới có tiếng của tốp trẻ, nội nghe mà cứ tưởng tượng về hồi trẻ của nội vậy
Hùng:         hồi trẻ ông sao, vui lắm hả ông.
Ông hai:     vui cũng có mà buồn cũng có, vì thời đó là kháng chiến mà. Tuổi trẻ đâu có được như bây giờ, cứ đủ tuổi là phải phục vụ quân đội. thậm chí có những cô cậu 15, 16 tuổi như các cháu cũng xung phong làm giao liên, đưa thư.
Hùng:         cũng chính vì nghe Hạnh giới thiệu nên hôm nay con tháp tùng cùng Hạnh đến thăm ông để nghe ông kể chuyện thời tuổi trẻ, của ông tham gia kháng chiến ạ
Hạnh:         hai ông cháu ngồi tâm sự đi, để hạnh vô pha trà rồi cùng ra nghe ông kể chuyện. hôm nay dành cho ông cả ngày để ngh ông tuo nói chuyện truyền thống đó
Ông hai:     cháu biết hông để có được hòa bình độc lập như hôm nay dân tộc ta phải đánh đổi máu, xương và nước mắt của biết bao anh hùng liệt sĩ
Hùng:         2 cuộc kháng chiến đã qua chỉ tính riêng ở An Giang có đến 36.200 gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng đang được hưởng trợ cấp
Hạnh:         Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các thế hệ người Việt Nam chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu, mồ hôi, nước mắt công sức, của cải để gìn giữ độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, xây đắp giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu.
Ông hai:         đúng vậy đó các cháu, cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc ta, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Họ ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.
Hùng:             nghe ông nói mà cháu muốn rươm rướm nước mắt
Hạnh:             mình nghe mình mới hiểu và trân trọng công lao ấy. Chứ cháu thấy hiện nay có một bộ phận nhỏ thanh niên không hiểu, cứ quay lưng với sự cống hiến của các anh hùng dân tộc. Mỗi lần kêu đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa hay thăm tặng quà gia đình chính sách là cứ từ chối, nói là chuyện tào lao
Thím út:        cái gì từ chối, mà nói chuyện tào lao vậy cháu
Hạnh:             a, con chào thím út về, ủa hôm nay chú út đâu sao hỏng thấy?
Thím út:        chú út bây đi họp mặt đồng đội ở  Ô Tà Sóc rồi. ủa, đây có phải là cháu Hùng hông vậy ?
Hùng:         dạ con chàu thím, mà sao thím biết con tên Hùng
Thím út:     thì con hạnh nó nhắc bây hoài, nó khen bây học giỏi lại giúp đỡ nó  làm bài tập hoài
Hùng:         cám ơn nghe cô nương
Ông hai:     con về rồi à.
Thím út:     dạ, mà nãy giờ các ông cháu đang nói chuyện gì mà thím nghe hỏng hiểu
Hạnh:         dạ nãy giờ tụi con đang kêu ông kể chuyện kháng chiến năm xưa
Hùng:         đang nói đến sự thờ ơ vô tư, hỏng biết nhớ công lao của anh hùng liệt sĩ của một vài thanh niên hiện nay.
Thím út:     ừ, thím cũng nghĩ là do 1 số ít thanh niên thời nay bị ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa, tư tưởng nên có suy nghĩ lệch lạc. Chứ năm nào đến ngày 27/7 các bạn đoàn viên xã này cũng đều đến thăm tặng quà nội của con hết trơn đó.
Hạnh:         thôi hỏng nói chuyện này nữa. Nội ơi hôm nay là kỷ niệm 66 năm cách mạng tháng tám thành công và ngày quốc khánh nước ta. Vậy thì ông kể chuyện cách mạng tháng tám ở tỉnh ta cho cháu và Hùng nghe được hông ông.
Hùng:         cháu cũng muốn nghe lắm, ông bắt đầu kể đi ông
Thím út:     trúng với ý của nội con rồi đó
Ông hai:     ừ để nội kể. Các cháu biết hông?  Ngay sau thời điểm ấy, Bác Hồ ra lời kêu gọi đồng bào cả nước Tổng khởi nghĩa, động viên quân dân ta nhất tề xông lên giành lấy chính quyền,  Đảng bộ và quân dân An Giang đã vùng lên cướp chính quyền, thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến,....
Thím út:     lúc đó tỉnh ta chia cắt thành tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc đó các cháu
Hạnh:         học lịch sử tụi cháu cũng đã biết
Ông hai:     Trong lúc Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc đang chuẩn bị cướp chính quyền thì ngày 15/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng Liên xô và đồng minh không điều kiện, tạo điều kiện cho các nơi vùng lên khởi nghĩa theo lời kêu gọi của Tổng bộ Việt Minh. Bộ máy chính quyền, quân đội của địch ở tỉnh lỵ Long Xuyên hoang mang, rệu rã; các cơ quan hành chính không làm việc, nhiều công chức bỏ về nhà. Đảng viên và quần chúng vô cùng phấn khởi, từng ngày, từng giờ chờ lệnh để vùng lên giành độc lập tư do.
Hùng:         rồi sao nữa ông, tình hình càng trở nên gay cấn, và thời gian nào chúng ta mới đánh chúng vậy ông
Hạnh:         từ từ để ông còn nhớ lại và kể nữa chứ. gấy gáp làm sao ông nhớ hết
Thím út:     nói về cuộc kháng chiến là nội của cháu lúc nào cũng nhớ rất rõ cả. Bây giờ các cháu im lặng để nghe ông kể tiếp đi
Ông hai:     Ngày 23/8, Tỉnh uỷ Long Xuyên nhận được chỉ thị của Xứ uỷ cướp chính quyền vào 25/8. Tỉnh uỷ cấp tốc triệu tập hội nghị quyết định cướp chính quyền Chợ Mới vào ngày 24, sau đó đưa lực lượng hỗ trợ cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Long Xuyên vào 25/8- cùng ngày với Sài Gòn.
Hùng:         rồi cuộc tiến công của ta có diễn ra đúng theo dự kiến hông thưa ông?
Ông hai:     Đúng chứ cháu. Ngay đêm 23 rạng 24/8, ban lãnh đạo chỉ huy lực lượng xung kích đến dinh quận lấy áp lực của quần chúng buộc Quận trưởng phải giao chính quyền. Trong ngày 24, đồng báo khắp các xã trong quận vùng lên giành chính quyền. Cùng ngày các đội tự vệ chiến đấu bao vây bắt 2 đồn lính tại bến phà Vàm cống đầu hàng, giao nộp 8 súng và 80 viên đạn. rồi sang Ngày 24/8 tại tỉnh lỵ Long Xuyên, ta vận động các đoàn thể, tôn giáo yêu cầu họ ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền, đấu tranh với tỉnh trưởng buộc phải giao lại chính quyền cho Việt Minh. Đêm 24/8, lực lượng cách mạng hầu như làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ.
Hạnh:         chà hay quá, vậy mà bấy lâu nay ông hỏng chịu kể cho cháu nghe, cứ kể toàn là những trận đánh sau này không à
Hùng:         chắc cô nương hỏng kêu kể nên nội hỏng kể
Thím út:     nói thiệt nghe cháu Hùng, con Hạnh hễ mà nghe nội nó kể chuyện chưa đầy nữa tiếng là nó buồn ngủ rồi, nên nghe cái gì cũng nữa chừng hết trơn đó.
Hùng:         vậy mà cũng khoe ta đây tuần nào cũng được nghe ông nội kể chuyện kháng chiến
Hạnh:         ừ, miễn sao người ta có nghe là được rồi. ông kể tiếp đi ông
Ông hai:       Rạng ngày 25/8, lực lượng quần chúng rầm rộ từ Chợ Mới, Lấp Vò sang và từ Thốt Nốt, Châu Thành kéo về tỉnh lỵ, đường xá chật người với băng cờ, khẩu hiệu rợp đường phố. Đúng 12 giờ ngày 25/8, tại quảng trường trước nhà việc Mỹ Phước  cuộc mít tinh bắt đầu trước một rừng cờ đỏ sao vàng tung bay . Sau đó, cuộc mit tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành thị uy trên khắp các nẻo đường từ tỉnh lỵ, về các địa phương. Trước khí thế thắng lợi, bọn tay sai quận Châu Thành, Thốt Nốt hoảng sợ xin đầu hàng. Ngày  25/8/1945 tỉnh Long Xuyên được hoàn toàn giải phóng
Thím út:     Cùng ngày này tại quận Tân Châu, lãnh đạo cùng đông đảo quần chúng làm áp lực buộc tên chủ quận giao chính quyền và toàn bộ vũ khí. Đồng bào trong quận đồng loạt nổi dậy quét bọn tề xã.Theo lệnh Tỉnh uỷ, các đồng chí khẩn trương đưa lực lượng để hỗ trợ cướp chính quyền Châu Đốc. Chiều 25/8 lực lượng của ta ở Hồng Ngự, Tân Châu khoảng 1.000 người có trang bị súng và vũ khí thô sơ kéo qua Châu Đốc bằng đường thuỷ.
Hạnh:         ủa sao thím biết hay vậy, thời đó thím chưa ra đời mà
Thím út:     cháu quên là gia đình bên ngoại thím ở Tân Châu à, không được chứng kiến thì nghe lời kể của các cô chú lão thành cách mạng
Hùng:         rồi sao nữa thím
Thím út:     ừ thì .... thì ....
Ông hai:     Để ông tiếp lời thím tụi bây. Các cháu biết hông? đêm 25/8, lực lượng tại chổ kết hợp với lực lượng Tân Châu, Hồng Ngự  sang đã vây chặt dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, kho bạc, kho súng, nhà dây thép, bót lính kín và bắt 1 số tên ác ôn; đồng thời nhanh chóng cắt kẻ băng cờ, khẩu hiệu...tán phát ngay trong đêm. Đúng 3 giờ sáng, lực lượng của ta đồng loạt chiếm các cơ sở cộng cộng, thu trên 100 súng cùng với lực lượng từ các ngà rầm rập kéo về điểm lễ.
Hùng:         chà cuộc tiến công của quân ta diễn ra nhanh chóng và thần tốc quá hé ông
Hạnh:         chiến tranh mà, thời cơ đến thì phải tranh thủ đánh nhanh rút gọn, ông hỏng nghe ông bà xưa nói sao ?
Ông hai:     ừ, có thể nói cuộc cách mạng tháng tám trên khắp cả nước ở địa phương nào cũng diễn ra nhanh cả. ở tỉnh ta ngay sáng hôm sau 26/8 đông đảo lực lượng Thanh niên Tiền phong, các tôn giáo, đảng phái hàng ngũ chỉnh tề tập trung tại sân vận động ...để dự lễ mit tinh ra mắt chính quyền nhân dân, sau đó là cuộc biểu tình thị uy khắp đường phố... Với số súng thu được của Pháp ở Châu Đốc, ngay trong ngày 26/8/1945 lực lượng Cộng hoà Vệ binh tỉnh Châu Đốc được thành lập, gồm 5 trung đội, hơn 200 quân.
Hạnh:         nảy giờ kể ở Long Xuyên, Tân Châu, Châu Đốc. còn  ở các huyện khác thì sao hả ông
Ông hai:     diễn biến cuộc chiến ở các huyện khác cũng lan nhanh không kém. Theo đà thắng lợi, Ngày 28/8 quân ta tiếp tục cướp chính quyền ở quận Tịnh Biên, kéo lực lượng vào Tri tôn tiếp quản chính quyền. Theo yêu cầu của Đảng bộ Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sa Đéc, Tỉnh uỷ Châu Đốc quyết định chi viện cho Hà Tiên 1 đại đội khoảng 30 súng, Cần Thơ 2 trung đội có 30 súng, Long Xuyên 20 súng, Sa Đéc 20 súng để hỗ trợ các nơi này cướp chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.vừa mới giành được.
Hùng:         vậy là chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn cuộc cánh mạng tháng tám
Thím út:     chỉ trong vòng 7 ngày chúng ta giành chính quyền về tau nhân dân
Ông hai:     Đúng vậy các cháu,  từ 22- 28/8/1945, nhân dân tỉnh ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đạp đổ ách thống trị của bọn cướp nước và bán nước, giải phóng cuộc đời của người dân nô lệ suốt 78 năm và nỗi áp bức từ bao đời dưới chế độ phong kiến, để đứng lên làm chủ cuộc đời, góp phần mở ra trang sử mới cho dân tộc. Ngày đó đã đi vào lịch sử quê hương với những trang chói lọi và niềm tự hào muôn thuở.
Hạnh:         hôm nay nghe ông kể sao hay quá, phải chi con ra đời sớm con sẽ chứng kiến được khuôn cảnh hào hùng ấy
Hùng:         thôi đi bà, ai đời mong muốn mình sinh ra vào thời chiến tranh loạn lạc, nguy hiểm thấy mồ
Hạnh:         người ta chỉ nói điều không thể xảy ra thôi mà.
Thím út:     rồi đó, ông đã kể diễn biến của cuộc cách mạng tháng tám ở tỉnh ta, các con nghe xong có cảm xúc gì nào ?
Hùng:         khâm phục tài lãnh đạo và tài chiến đấu của quân dân tỉnh nhà. Tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc
Hạnh:         và còn vô cùng biết ơn những người đã không tiếc máu xương hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay
Ông hai:     các cháu biết vậy là tốt rồi. không phải chỉ bằng lời nói suôn, mà các cháu phải thể hiện bằng hành động. tự hào, biết ơn chúng ta càng phải ra sức học tập, lao động, không chỉ để xây dựng tổ quốc giàu đẹp mà còn tham gia bảo vệ tổ quốc như tham gia nghĩa vụ quân sự, hay các phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
Hạnh:         con biết rồi.
Hùng:         và con sẽ đăng ký tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi hé Hạnh hé
Hạnh:         ông đi thì kệ ông nói tui làm gì? Tui đâu phải là bạn gì ... gì của ông đâu
Hùng:         ừ, từ chối đi, chừng nữa hối hận hỏng kịp đó
Ông hai:     thôi đừng có giỡn nữa. Sao rồi, thím út nó hôm nay định làm món gì đãi tụi nó đây
Thím út:     ý chết, nãy giờ lo nói chuyện, con quên. Con định làm mắn kho cá linh ba ạ, lâu dữ rồi nhà mình hỏng có ăn mắn. Còn có chuột đồng nữa ạ
Hạnh:         nhắc mà con muốn thèm, để con vào tiếp thím, cho hùng ngồi nói chuyện với nội hé thím hé
Ông hai:     ừ cháu coi phụ thím cho lẹ cũng trưa rồi. để ông trò chuyện thêm với cháu Hùng một chút
Hùng:         sẳn đây ông kể lại những kỷ niệm thời kháng chiến cho cháu nghe đi ông
Ông hai:     ừ, từ từ để ông kể .....

(nhạc lồng lời thoại cuối của Hùng và ông hai)
 Châu Phong (đài truyền thanh Tri Tôn – AG)